Hướng dẫn cơ bản về wordpress

Khối lượng theme khá lớn, sử dụng mã nguồn mở PHP, tuỳ biến giao diện khá, xứng đáng là một đối thủ ngang tài đối với google blogger
Hướng dẫn cơ bản về wordpress

Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cung cấp 50 kiểu giao diện khác nhau và cập nhật thường xuyên, hệ thống quản lý bài viết và comment mạnh mẽ, cho phép nhiều người cùng viết bài và cùng quản lý blog, kết nối với cộng đồng wordpress.com thông qua trang chủ, hỗ trợ tốt tiếng Việt và nhiều điểm nổi bật khác nữa.
Sau khi đăng ký thành công tại wordpress, các bạn đăng nhập vào và bắt đầu tạo cho mình một blog  các bạn vào trang điều khiển (Dashboard) để cùng tôi điểm qua một số chức năng của wodpress:
Dashboard:
Cách sắp xếp các menu của wordpress khá tiện lợi từ trái qua phải gồm:
Dashboard Write Manage Comments Blogroll Presentation Users Options Upgrades
Trong mỗi phần còn nhiều phần nhỏ mà tôi sẽ đề cập với các bạn sau đây:
Dashboard>Blog Stats
Đây là phần dùng để thống kê số người ghé thăm blog bạn hàng ngày, tuần và tháng
Tại đây chia ra nhiều phần khác nhau để các bạn có thể dễ dàng thống kê số người đọc đến từ nguồn nào
  • Đồ thị thống kê lượng khách vào blog bạn theo ngày, tuần và tháng
  • Referrers hiển thị số người truy cập vào blog của bạn từ những nguồn link ngoài
  • Top post & page những trang và bài viết được xem nhiều
  • Cilck: các link trong blog của bạn được click vào
  • và cuối cùng là phần thống kê tổng cộng của các phần trên blog bạn như:tổng số người xem, số người xem hôm nay…
Dashboard>Tag Surfer
Đây là nơi tập hợp các bài viết bạn sưu tầm được trên WordPress.com. Bạn có thể thêm các tags (nhãn) mà bạn thích hoặc xoá chúng đi nếu không hứng thú
Write> Write Post
Dùng để viết bài mới cho blog. Cách viết bài tôi sẽ hướng dẫn ở bài sau
Write> Write Page
Viết thêm 1 trang mới(thường dùng để tạo 1 bài viết tách riêng với các phần khác)
Manage>Posts
Quản lý các bài viết đã post của mình, bạn có thể chỉnh sửa hoặc xoá các bài viết cũ
Manage>Page
quản lý các trang
Manage>Upload
Các file mà bạn đã upload lên WordPress
Manage>Categories
Categories là 1 phần quan trọng của WordPress, giúp cho người viết phân loại bài viết và người đọc dễ dàng tìm được những thông tin mà mình muốn. Ở đây các bạn có thể tạo thêm cho mình những categories mới hoặc chỉnh sửa lại các categories cũ
Manage>Import
WordPress hỗ trợ bạn dời nhà từ các blog khác sang WordPress, đây là 1 tính năng khá hay khi các blogger muốn chuyển sang dùng WordPress. Tại đây các bạn có thể đưa toàn bộ bài viết từ blogger, livejornal, typepad và từ Wordpress sang WordPress
Manage>Export
Xuất dữ liệu các bài đã đăng trong WordPress
Manage>Comments
Giúp quản lý các comment được gửi lên blog của bạn
Blogroll
Đưa link tới các trang web hoặc các bài viết ở các trang khác mà bạn muốn giới thiệu đến người đọc.
Presentation>themes
Thay đổi giao diện cho blog bạn, tại đây có rất nhiều kiểu giao diện cho bạn chọn lựa phù hợp với ý mình
Presentation>Widgets
Tuỷ chĩnh 1 số tiện ích thêm cho blog bạn. Hiện giờ WordPress hỗ trợ 23 tiện ích cung cấp sẵn. Bạn chỉ cần thao tác kéo và thả vào sidebar rồi Save lại là có thể sử dụng
Presentation>Current Theme Options
Tuỳ chọn thêm cho theme, thay đổi banner cho blog bạn, đổi màu thêm 1 số thông tin về bạn
Presentation>Edit Css
nếu các bạn có chút kiến thức về css thì có thể xem qua tuỳ chọn này để chỉnh sửa lại
Users> Authors & Users
Quản lý thêm và phân quyền người dùng cùng quản lý blog WordPress
Options>……
Thiết lập cho blog theo ý bạn giúp blog dễ sử dụng hơn
Các khuyết điểm của WordPress:
  • Lưu trữ bị hạn chế(50MB) dùng để Upload hình ảnh, nếu muốn thêm các bạn phải mua
  • Themes chỉ được cung cấp sẵn, không thể thay thế bằng các theme từ nguồn ngoài hay của chính người dùng
  • Các Plugin bị hạn chế, chỉ sử dụng được các plugin cung cấp sẵn
  • Giống như blogger WordPress cũng bị VNPT chặn không vào được
  • Không cho sử dụng Java trên blog đồng nghĩa với việc không được đặt thêm bất cứ biến quảng cáo nào trên blog
Đây chỉ là bài có tính chất tham khảo. Vì chua sử dụng WordPress nhiều. Nếu có điều gì sai sót, mong các bạn góp ý để mình hoàn thiện thêm cho bài viết
Các tính năng được kiệt kê trong Dashboard mang tính chất tiêu biểu, vẫn còn một số tính năng khác mà tôi chưa đề cập đến. Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu.

Nguồn: nguyenphi.net

0 nhận xét: