Những lỗi mắc phải khi làm SEO

Khi bạn mới vào nghề SEO thì khả năng mắc những lỗi cơ bản là khá cao khiến kế hoạch công việc bị chậm tiến độ, dưới đây tôi xin liệt kê các lỗi thường gặp và cách khắc phục để các bạn SEOer mới vào tránh mắc phải những lỗi đó.
Những lỗi thường mắc phải khi làm SEO

Những lỗi thường gặp khi làm seo

1.  Quan trọng số lượng khi viết nội dung

Hàng ngày, các seoer luôn chăm chỉ tăng cường biên soạn nội dung liên quan đến từ khóa mình cần SEO nhằm tăng cường backlink nội bộ cho SEO onpage. Nhưng vì tập trung quá nhiều vào số lượng nên chất lượng bài viết cũng giảm theo đồng nghĩa tỷ lệ khách hàng truy cập cũng giảm dần và những điều như thế này thật sự không tốt cho SEO

2. Bài viết chưa được tối ưu SEO

Khi viết bài tập trung hướng đến người dùng là điều bắt buộc nhưng bạn vẫn phải lên top google nên tiêu chí bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm cũng không thể bỏ, nên khi viết bài thì bạn cũng nên viết theo đúng chuẩn SEO nhằm tăng hiệu quả cho từ khóa của bạn.

3. Xây dựng liên kết vô tội vạ

Trước đây, khi chưa có thuật toán Penguin thì các Seoer luôn xây dựng liên kết "điên đảo", dùng các phần mềm spamlink, textlink ....... để tăng thứ hạng tìm kiếm của Google. Và kết cục khi con chim cánh cụt ra đời thì các website tụt dốc không phanh trên bảng xếp hạng, đôi khi có các website bị bay khỏi bảng xếp hạng top 100. Chính vậy, hiện nay Seoer đã tập chung sang chiến lược xây dựng nội dung thay vì đi xây dựng liên kết vô tội vạ.

4. Từ khóa ở khắp nơi trong bài viết

Việc quá nhiều từ khóa được nhấn mạnh cho bài viết khiến gây phản cảm cho người đọc đi ngược lại mục tiêu mà website đang hướng đến đó là khách hàng, chỉ có bài viết hay và hữu ích thì mới giữ chân họ lại website và đấy là 1 trong những tiêu chí quan trong khi Google xếp hạng tìm kiếm. Thay vì nhồi nhét quá nhiều từ khóa thì bài viết của bạn nên làm sao cho tự nhiên nhất với mật độ từ khóa hợp lý.

5.  Tiêu đề chứa quá nhiều từ khóa

Cách chèn quá nhiều từ khóa trên tiêu đề được các seoer kinh nghiệm khuyên là không nên làm. Bạn nên giới hạn số lượng từ khóa trên tiêu đề. Và theo mặc định tiêu đề không nên quá 11 chữ

6. Trùng lặp thẻ tiêu đề và mô tả

Khi quá nhiều thẻ tiêu đề và mô tả trùng lặp với nhau thì google sẽ đánh giá là đang spam từ khóa. Tốt nhất bạn nên tạo mỗi trang một tiêu đề, mô tả riêng biệt

7. Nội dung đi sao chép từ website khác

Bạn có thể tham khảo nội dụng hay ý tưởng hoặc tốt hơn là tự sáng tạo cho mình một chủ đề hay, chứ tuyệt đối không copy hoàn toàn của website khác. Nó sẽ khiến bạn không được đánh giá cao trên xếp hạng tìm kiếm, nếu được vào top 10 thì bạn vẫn đứng sau bài viết gốc bạn sao chép.

8. Sử dụng phần mềm Seo quá đà

Khi bạn dùng phần mềm bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, google luôn nâng cấp cập nhật những thuật toán để tốt nhất cho người dùng. Nếu dùng phần mềm quá đà thì khả năng bạn sẽ rơi vào "hố đen" của google đó

Lời kết.

Vẫn câu nói quen thuộc "Nội dung là vua, liên kết là hoàng hậu" khi bạn tập trung vào nội dung đó là chìa khóa nhanh nhất để bạn gặp khách hàng thay vì đi xây dựng liên kết hoặc thủ thật seo mũ đen để lên top
Hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn :)

5 công cụ check backlink miễn phí

Google luôn coi trọng những trang uy tín có traffic cao và nội dung liên quan vì vậy nếu bạn cứ tập trung vào nofollow và dofollow để trang web bạn có quá nhiều backlink từ những trang nội dung xấu hay sao chép, spam .... thì website bạn sẽ là thức ăn ngon cho "chim cánh cụt đó" :D


Chính vì vậy bạn nên check backlink đổ về website thường xuyên để tránh bị đối thủ chơi xấu bạn. Và chắc ai làm SEO thì cũng đều biết đến công cụ ahref một công cụ check backlink chuẩn nhất bây giờ. Nhưng chính vì tình năng tốt của nó nên giá thành để mua ahref cũng không rẻ một chút nào. Vì vậy bài viết này mình sẽ giới thiệu các bạn nhưng trang check backlink free để các bạn có thể phong phú thêm việc check backlink của mình
5 công cụ check backlink miễn phí

1. Ahrefs

Những gì cung cấp trong phiên bản free của ahref cũng khiến bạn đủ có cái nhìn tổng quan về đối thủ nên ahref sẽ tất nhiên không thể thiếu trong danh sách này rồi.

2. Open Site Explorer

Là công cụ check link của Moz, dùng phiên bản free của nó cũng trả lại khá tốt những liên kết trỏ về

3. Site Explorer

Nó cung cấp khá nhiều thông tin cho domain của bạn như backlink , anchor text từ liên kết trỏ về, alexa....
Nó hiển thị ra số lượng backlink , anchor text được liên kết , PR , alexa , của Domain mà bạn có backlink.

4. RankSignals

Nó cũng tương tự như SiteExplorer nhưng nó có cung cấp thêm liên kết đó là dofollow hay nofollow

5. BackLinkWatch

Công cụ này là con đẻ của Ahref, nó check hơn 1000 backlink cho mỗi lần báo cáo (Theo mình thấy công cụ này check backlink khá tốt)

Lời Kết

Không phải ai cũng đủ tiền để chi trả cho tài khoản trả phí của ahref vì vậy 5 công cụ check backlink miễn phí trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan và phân tích đối thủ được rõ ràng hơn

Chúc các bạn thành công!

Những thuật toán của google nên biết để phòng tránh (Phần 2)

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về những thuật toán còn lại của GOOGLE nhé

3. Thuật toán Google Sanbox

3. Thuật toán Google Sanbox

- Thuật toán ra đời năm 2015.

- Cách thức hoạt động: Google sanbox lọc các site, link có tuổi đời dưới 3 tháng nhưng có sự phát triển bất thường như cập nhật nội dung, lượng backlink về đột ngột và sẽ được đưa vào danh sách Sanbox. Khi rời vào danh sách này nghĩa là google đang nghi ngờ về sự tốc độ phát triển.

- Dấu hiệu nhận biết: Khi bạn search một từ khoá của bạn mà không thấy xuất hiện trên mà các từ khoá khác của bạn vẫn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm thì từ khóa đó đã bị Google đưa vào Sanbox.

- Cách khắc phục: Vẫn câu nói quen thuộc nội dung là vua, backlink là hoàng hậu, ngay bây giờ bạn nên cập nhật những nội dung chất lượng tốt cho người dùng, và khắc phục lỗi trùng lặp nội dung. Xóa các liên kết xâu đến website bạn thay thế vào đó là các backlink chất lượng có PA, DA cao. Bước cuối cùng để thoát khỏi sanbox là gửi email cho anh Google check lại :D

4. Thuật toán Google Hummingbird 

4. Thuật toán Google Hummingbird

- Hummingbird hay còn gọi là thuật toán chim ruồi, một thuật toán mà Google cho biết là sẽ trả về kết quả thứ hạng tìm kiếm chuẩn hơn.

- Dấu hiệu nhận biết: thuật toán này đưa ra nhằm tìm kiếm các kết quả có thực sự hướng đến người dùng không thông qua các trang vệ tinh của bạn hay nội dung nội bộ của trang web. Nó thực là một điều gây khó khăn cho những website có nội dung thấp và thiên tập trung về backlink.

- Cách khắc phục: Cập nhật nội dung thật chất lượng hướng đến người dùng và tất nhiên là không bị trùng lặp nội dung rồi

Trong quá trình seo cho website lên top, chắc hẳn các bạn không muốn website trong tầm ngắm của google đúng không. Chính vì vậy các bạn hãy tìm hiểu kỹ về thuật toán để phòng tránh nó nhé. Đơn giản là bạn chỉ cần nội dung hướng tới người dùng không trùng lặp nội dung và backlink chất lượng thì không có thuật toán nào có thể chạm đến website của bạn được cả.

Mong bài này sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Những thuật toán của google nên biết để phòng tránh (Phần 1)

Hiện tại Seo rất có nhiều biến thể như chèn link ẩn, spam nội dung hay phần mềm auto ... còn được gọi với tên khác là seo mũ đen. Chính vì vậy google đã ra những thuật toán để chặn những điều đó, dưới đây là tổng hợp các thuật toán của Google

Thuật toán google

Chắc chắn bạn không muốn website mình dính thuật toán của google đúng không? Vì nó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm dẫn đến giảm người truy cập vào website và đồng nghĩa sẽ mất đi doanh thu bán hàng của bạn

Dưới đây là tổng hợp những thuật toán của google 

1. Thuật toán Google Panda

1. Thuật toán Google Panda

- Thuật toán đầu tiên của Google được ra mắt vào 24/12/2011 và google liên tục cập nhật phiên bản mới cho đến bây giờ.

- Cách thức thuật toán: thuật toán ra mắt nhằm phạt các website có nội dung trùng lặp, kém chất lượng, nội dung spam (Nó là những nội dung không phù hợp cho khách hàng, hay nội dung không chất lượng)

- Dấu hiệu nhận biết: Từ khóa tụt hạng liên tục

- Cách khắc phục: Bạn nên tập trung vào SEO onpage như các thẻ meta title,des, h1,h2, và cập nhật nội dung thật chất lượng hướng tới người dùng.

Nếu nội dung của bạn chất lượng khiến người dùng muốn ở lại đọc thì bạn sẽ không phải lo lắng gì về thuật toán Panda

2. Thuật toán Google Penguin


- Penguin: Hay còn gọi là thuật toán chim cánh cụt, nó được ra mắt vào 24/4/2012.

- Cách thức của thuật toán: Thuật toán ra đời để xử phạt những liên kết spam . Spam backlink nghĩa là bạn chia sẻ quá nhiều backlink trong 1 trang hay backlink ở những trang có nội dung xấu. Liên kết neo trong 1 page quá nhiều và không đa dạng hóa nó.

- Dấu hiệu nhận biết: Thứ hạng website giảm đột ngột
- Cách khắc phục: Kiểm soát lượng link trỏ về website, đa dạng anchor text và không đặt link liên kết tại các page có nội dung xấu. Bạn nên sử dụng công cụ check backlink như ahref để check liên kết xấu và xóa chúng đi luôn, tránh ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.

Bài viết tiếp theo mình sẽ đề cập đến 2 thuật toán còn lại của google các bạn hãy theo dõi nhé :)

Những công cụ SEO giúp check liên kết gãy của website

Liên kết gãy hay còn gọi là broken link là một liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại trên website, nó là một lỗi khá nặng nên cần phải được khắc phục ngay.

Liên kết gãy hay còn gọi là broken link

Hai hậu quả khi website của bạn bị gãy liên kết:


  • Mất đi traffic từ khách hàng tìm kiếm: Người truy cập sẽ rời ngay sang website khác khi website bạn báo 404 và nó sẽ gây mất đi uy tín của website. 
  • Ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website: điều này sẽ làm cho website của bạn bị giảm hạng nhanh chóng.

Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu phát hiện ra liên kết gãy? Mình có 2 lựa chọn sau:


  • Xóa liên kết gãy đó đi đồng nghĩa bạn sẽ mất đi tài nguyên của website bạn
  • Thay thế liên kết gãy bằng một nội dung chất lượng hơn.

Nhưng đầu tiên chúng ta phải tìm ra liên kết gãy của website, dưới đây mình xin giới thiệu 4 công cụ miễn phí hỗ trợ Seo cho website

4 công cụ miễn phí kiểm tra liên kết gãy của website

1. Google Webmaster Tools
 Công cụ này chắc không còn lạ với các bạn SEO và quản trị Web với nhiều tính năng hỗ trợ tuyệt vời và tất nhiên Webmaster Tool cũng hỗ trợ tìm liên kết kết gãy : Thu nhập dữ liệu -> Lỗi thu nhập dữ liệu
1. Google Webmaster Tools


2. W3C Link Checker

Bạn truy cập trang: http://validator.w3.org/checklink

2. W3C Link Checker

W3c là một công cụ để kiểm tra các anchor text,  liên kết trong website,.... Bạn nhập tên website của bạn vào đường dẫn để kiểm tra tình trạng link trong website của mình.

3. Xenu Link Sleuth 
3. Xenu Link Sleuth

Xenu  là một công cụ dò tất cả những liên kết của website tất nhiên là có hỗ trợ tìm liên kết gãy rồi :D. Cách thức hoạt động Xenu là quét theo kiểu bắc cầu từ trang này sang trang khác và sẽ hiển thị báo cáo đầy đủ cho bạn sau khi nó quét xong. Nhưng nhược điểm của nó là khá mất thời gian vì chính theo cách vận hành của nó

4. ScreamingFrog Spider SEO
4. ScreamingFrog Spider SEO

 Nếu Xenu là một phần mềm để tìm liên kết thì ScramingFrog Spider như là phần mềm Seo Onpage vì nó không chỉ tổng hợp chức năng tìm kiếm liên kết gãy mà nó còn đánh giá chỉ số liên kết hay check onpage website. Nhưng giới hạn của phần mềm này là chỉ thu nhập được 500 liên kết nếu bạn muốn thu nhập nhiều hơn thì phải trả phí cho phần mềm.

Lời Kết

Ở trên là 4 công cụ để check liên kết gãy khá tốt mà mình đã sử dụng. Hãy sử dụng chúng để xóa hết đi những liên kết gãy hay ít nhất là làm giảm thiểu liên kết gãy. Nó sẽ giúp cho website bạn được Google đánh giá tốt hơn, và tất nhiên là nó giúp thân thiện hơn với người dùng rồi :)

Thuật toán Google PanDa sẽ cập nhật trong tuần tới

Thuật toán Google PanDa sẽ cập nhật trong tuần tới

Google's Gary Illyes các nhà quản trị web có thể mong đợi một  Panda mới trong những tuần sắp tới.
Tại SMX Advanced tối nay, Google Gary Illyes tuyên bố rằng tiếp theo cập nhật Panda sẽ xảy ra trong những tuần sắp tới. Ông cho biết ông hy vọng nó trong 2-4 tuần tới.

Illyes nói Panda cập nhật sắp tới như làm mới dữ liệu, không phải là một sự thay đổi thuật toán. Vì vậy, các trang web đã bị dính thuật toán này có thể thấy một sự hồi phục trong tương lai gần. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web sẽ thấy một sự hồi phục: Một số có thể không hồi phục, và các trang web mới cũng có thể bị dính vào thuật toán Panda sau đợt refresh dữ liệu này.

Khi làm mới dữ liệu được cập nhật, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn ngay tại đây.

Illyes cũng giải thích rằng đó là vì lợi ích tốt nhất của Google để giữ cho dữ liệu này tươi, vì vậy họ muốn giữ cho nó được cập nhật thường xuyên càng tốt. Nhưng họ cần phải cập nhật bằng tay nên những thuật toán khác sẽ chưa được cập nhật

CSS là gì?

CSS là gì?

CSS là gì?

CSS viết tắt của Cascading Style Sheets được hiểu là ngôn ngữ định dạng website, thường dùng để định
dạng các thành phần của 1website như: font chữ, độ rộng, màu nền, vị trí,…

Vì sao phải sử dụng CSS?

Như chúng ta đã biết trong các thẻ HTML cũng có các thuộc tính định dạng, tuy nhiên các thuộc tính đó chưa đủ dùng cho 1website thực tế, đồng thời với các bài toán lớn thì những thuộc tính đó xử lý rất khó. Ví dụ: Định dạng font chữ thành màu đỏ cho 100 đoạn văn, sửa nền cho 1000 thành phần,… trong trường hợp trên sử dụng CSS là 1 lựa chọn khôn ngoan nhất.
Đồng thời việc sử dụng chuẩn khi lập trình web sẽ có lợi cho việc SEO( Các bạn tự tìm hiểu thêm)

Dùng CSS ra sao?

Có lẽ đây là câu hỏi của tất cả chúng ta khi bắt đầu 1 ngôn ngữ lập trình nào đó.
Trong CSS có 3 cách khai báo và 3 cách định dạng chính
Khai báo:
- CSS trong: Được đặt trong cặp thẻ <style></style> và chứa ngay tại file .html cần xử lý( hay trong page
cần định dạng).
- CSS nội tuyến: Là cách khai báo ngay tại thẻ html cần định dạng
<p style=“thuộc_tính:giá_trị;”>Đây là đoạn văn sử dụng CSS nội tuyến( Phần in đậm)</p>
- CSS ngoài: Là cách khai báo sử dụng 1 file .css ở bên ngoài file .html cần định dạng, trong thực tế chúng ta hay gặp dạng này vì 1 file .css có thể áp dụng cho nhiều page( nhiều file .html)