Hiển thị các bài đăng có nhãn wordpress. Hiển thị tất cả bài đăng

Chống spam bình luận trong WordPress


Chống spam comment trong WordPress


Nói đến email, người ta không thể không nhắc tới spam - những email quảng cáo vô bổ, quấy rầy và làm phiền người sử dụng.
Nói đến SMS, người ta cũng nhắc đến spim - một hình thức của spam, nhưng lan truyền thông qua những tin nhắn.
Thế còn với blog?
Nếu blog của bạn nổi tiếng, bạn có thể dính phải không dưới hàng chục, thậm chí hàng trăm comment spam một ngày. Comment spam - đó là từ dùng để chỉ những ý kiến, những phản hồi hoàn toàn vô giá trị, chứa đầy link tới các trang web khác nhằm mục đích quảng cáo, và, hiển nhiên, khiến blogger cảm thấy cực kỳ khó chịu.

Với một blog ở WordPress.com, bạn có thể chống lại comment spam bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp này được sử dụng song song với nhau, bởi lẽ không có một cách thức nào chống comment spam với hiệu quả 100%.

Phương pháp đầu tiên có thể kể đến, đó là sử dụng các tùy chọn trong mục Options > Discussion thuộc Admin Panel. Tại đây, bạn có thể thiết lập việc kiểm duyệt các phản hồi, ý kiến được gửi trên blog của mình. Mỗi khi một phản hồi được viết, chúng sẽ được xếp vào hàng đợi để chờ kiểm duyệt. Đến khi được chính bạn cho phép, các phản hồi này mới xuất hiện trên blog của bạn.
Nếu có nhiều phản hồi, bạn có thể sẽ không đủ thời gian kiểm duyệt từng cái trong số chúng. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể tận dụng sức mạnh của Comment Blacklist - danh sách đen chứa các từ khóa, địa chỉ IP, email… bị cấm.
Hoặc, bạn có thể đặt ra số link tối đa được phép có trong một phản hồi. Nếu số link trong phản hồi vượt quá con số đó, phản hồi sẽ bị giữ lại tại hàng đợi để chờ kiểm duyệt.
Phương pháp thứ hai để phòng tránh comment spam là dùng plugin Askimet - được cài sẵn tại tất cả các blog ở WordPress.com. Plugin này tự động nhận diện comment spam thông qua cơ sở dữ liệu của mình, đồng thời chuyển các phản hồi bị nghi ngờ này vào mục Askimet Spam. Nếu bạn không có ý kiến gì với các comment spam được Askimet nhận diện, chúng sẽ bị xóa một cách tự động sau 30 ngày.

Phương pháp này được coi là khá hiệu quả, có thể diệt được tới 90% comment spam.

Hướng dẫn cơ bản về wordpress

Khối lượng theme khá lớn, sử dụng mã nguồn mở PHP, tuỳ biến giao diện khá, xứng đáng là một đối thủ ngang tài đối với google blogger
Hướng dẫn cơ bản về wordpress

Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cung cấp 50 kiểu giao diện khác nhau và cập nhật thường xuyên, hệ thống quản lý bài viết và comment mạnh mẽ, cho phép nhiều người cùng viết bài và cùng quản lý blog, kết nối với cộng đồng wordpress.com thông qua trang chủ, hỗ trợ tốt tiếng Việt và nhiều điểm nổi bật khác nữa.
Sau khi đăng ký thành công tại wordpress, các bạn đăng nhập vào và bắt đầu tạo cho mình một blog  các bạn vào trang điều khiển (Dashboard) để cùng tôi điểm qua một số chức năng của wodpress:
Dashboard:
Cách sắp xếp các menu của wordpress khá tiện lợi từ trái qua phải gồm:
Dashboard Write Manage Comments Blogroll Presentation Users Options Upgrades
Trong mỗi phần còn nhiều phần nhỏ mà tôi sẽ đề cập với các bạn sau đây:
Dashboard>Blog Stats
Đây là phần dùng để thống kê số người ghé thăm blog bạn hàng ngày, tuần và tháng
Tại đây chia ra nhiều phần khác nhau để các bạn có thể dễ dàng thống kê số người đọc đến từ nguồn nào
  • Đồ thị thống kê lượng khách vào blog bạn theo ngày, tuần và tháng
  • Referrers hiển thị số người truy cập vào blog của bạn từ những nguồn link ngoài
  • Top post & page những trang và bài viết được xem nhiều
  • Cilck: các link trong blog của bạn được click vào
  • và cuối cùng là phần thống kê tổng cộng của các phần trên blog bạn như:tổng số người xem, số người xem hôm nay…
Dashboard>Tag Surfer
Đây là nơi tập hợp các bài viết bạn sưu tầm được trên WordPress.com. Bạn có thể thêm các tags (nhãn) mà bạn thích hoặc xoá chúng đi nếu không hứng thú
Write> Write Post
Dùng để viết bài mới cho blog. Cách viết bài tôi sẽ hướng dẫn ở bài sau
Write> Write Page
Viết thêm 1 trang mới(thường dùng để tạo 1 bài viết tách riêng với các phần khác)
Manage>Posts
Quản lý các bài viết đã post của mình, bạn có thể chỉnh sửa hoặc xoá các bài viết cũ
Manage>Page
quản lý các trang
Manage>Upload
Các file mà bạn đã upload lên WordPress
Manage>Categories
Categories là 1 phần quan trọng của WordPress, giúp cho người viết phân loại bài viết và người đọc dễ dàng tìm được những thông tin mà mình muốn. Ở đây các bạn có thể tạo thêm cho mình những categories mới hoặc chỉnh sửa lại các categories cũ
Manage>Import
WordPress hỗ trợ bạn dời nhà từ các blog khác sang WordPress, đây là 1 tính năng khá hay khi các blogger muốn chuyển sang dùng WordPress. Tại đây các bạn có thể đưa toàn bộ bài viết từ blogger, livejornal, typepad và từ Wordpress sang WordPress
Manage>Export
Xuất dữ liệu các bài đã đăng trong WordPress
Manage>Comments
Giúp quản lý các comment được gửi lên blog của bạn
Blogroll
Đưa link tới các trang web hoặc các bài viết ở các trang khác mà bạn muốn giới thiệu đến người đọc.
Presentation>themes
Thay đổi giao diện cho blog bạn, tại đây có rất nhiều kiểu giao diện cho bạn chọn lựa phù hợp với ý mình
Presentation>Widgets
Tuỷ chĩnh 1 số tiện ích thêm cho blog bạn. Hiện giờ WordPress hỗ trợ 23 tiện ích cung cấp sẵn. Bạn chỉ cần thao tác kéo và thả vào sidebar rồi Save lại là có thể sử dụng
Presentation>Current Theme Options
Tuỳ chọn thêm cho theme, thay đổi banner cho blog bạn, đổi màu thêm 1 số thông tin về bạn
Presentation>Edit Css
nếu các bạn có chút kiến thức về css thì có thể xem qua tuỳ chọn này để chỉnh sửa lại
Users> Authors & Users
Quản lý thêm và phân quyền người dùng cùng quản lý blog WordPress
Options>……
Thiết lập cho blog theo ý bạn giúp blog dễ sử dụng hơn
Các khuyết điểm của WordPress:
  • Lưu trữ bị hạn chế(50MB) dùng để Upload hình ảnh, nếu muốn thêm các bạn phải mua
  • Themes chỉ được cung cấp sẵn, không thể thay thế bằng các theme từ nguồn ngoài hay của chính người dùng
  • Các Plugin bị hạn chế, chỉ sử dụng được các plugin cung cấp sẵn
  • Giống như blogger WordPress cũng bị VNPT chặn không vào được
  • Không cho sử dụng Java trên blog đồng nghĩa với việc không được đặt thêm bất cứ biến quảng cáo nào trên blog
Đây chỉ là bài có tính chất tham khảo. Vì chua sử dụng WordPress nhiều. Nếu có điều gì sai sót, mong các bạn góp ý để mình hoàn thiện thêm cho bài viết
Các tính năng được kiệt kê trong Dashboard mang tính chất tiêu biểu, vẫn còn một số tính năng khác mà tôi chưa đề cập đến. Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu.

Nguồn: nguyenphi.net

Tổng Quan về WordPress

Tổng Quan về WordPress



WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MySQL. Do đó, nó thích hợp cho ai muốn đặt blog trên chính website sử dụng tên miền của riêng mình. Tuy nhiên, nếu không có tên miền riêng và chịu được một vài hình ảnh quảng cáo đôi khi xuất hiện, bạn vẫn có thể dùng chung với nhà cung cấp Automattic Production tại địa chỉ http://wordpress.com tương tự các nhà cung cấp khác.

Dịch vụ của Automattic Production đưa ra hơn 50 giao diện mẫu chất lượng cao. Tuy vậy, để tùy biến giao diện bạn phải bỏ ra 15 USD mỗi năm để chỉnh sửa CSS. WordPress không cho phép bạn thêm vào các đoạn mã JavaScript hay RSS bên ngoài (đồng nghĩa với việc bạn không thể đặt bất cứ biển quảng cáo lên blog của mình), nhưng nó cung cấp cho bạn một số ứng dụng nhỏ (widget) để lựa chọn và sử dụng bằng cách rê và thả. Phần soạn thảo làm việc khá tốt khi kết hợp giữa chế độ soạn thảo toàn diện (WYSIWYG) và mã HTML.

Ngoài ra, WordPress còn thêm vào một số tính năng nhỏ nhằm hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng như khả năng tự động lưu liên tục khi soạn thảo, nạp nội dung từ blog khác hay chia mục cho bài viết. Tuy nhiên, WordPress lại không có chức năng xem trước (preview) nội dung bài viết của mình, điều gây khó khăn cho người dùng khi họ cần xem xét và chỉnh sửa.

Đây là sự kế thừa của b2\cafelog bởi Michel Valdrighi. Tên gọi WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhóm trưởng Matt Mullenweg.

Phiên bản mới nhất cho đến lúc Thịnh sử dụng cho Blog của mình và ngày mà viết bài viết này là 2.2, đây là mã nguồn miễn phí, tuy nhiên khi bạn sử dụng và thay đổi nội dung bên trong cấu trúc của nó phải thực hiện đúng luật, tiêu chuẩn của GNU General Public License